Home / CẦN MUA - CẦN THUÊ / NHÀ ĐẤT CẦN THUÊ / CẦN THUÊ CỬA HÀNG - KI ỐT / Những chú ý khi ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh phần 2

Những chú ý khi ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh phần 2

Khi chọn thuê địa điểm kinh doanh, ngoài việc chú ý tới vị trí, tới giá cả cùng với thời gian cho thuê thì bạn cần quan tâm hơn tới cơ sở hạ tầng cùng với điều khoản hợp đồng để đảm bảo không bị thiệt hại ngoài ý muốn khi muốn thuê mặt bằng kinh doanh này.

1. Tự tu sửa mặt bằng kinh doanh

Khi bạn thuê mặt bằng kinh doanh, bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn bằng giải pháp tự tu sửa mặt bằng kinh doanh của mình, đa phần những hợp đồng thuê đều yêu cầu bạn chỉ tu sửa khi được phép của công ty chủ quản hoặc chủ nhà, vì thế nếu như bạn có ý định tu sửa lại mặt bằng kinh doanh thì cần có kế hoạch tu sửa cẩn thận và thông báo với chủ cho thuê trước khi bạn đặt bút ký kết hợp đồng cho thê.

Những chú ý khi ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh phần 2

2. Một vài nội dung trong hợp đồng bạn cần chú ý.

Thường khi bạn muốn thuê mặt bằng kinh doanh thì bạn cần chú ý tới một vài nội dung có trong hợp đồng, có những nội dung nên có và những nội dung không nên có có thể xuất hiện trong hợp đồng mà bạn cần đặc biệt lưu ý.

Đa phần có khá nhiều doanh nghiệp khi chọn thuê mặt bằng kinh doanh thường chú ý tới số tiền thuê, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, họ thường quan tâm tới tiền thuê hơn là những gì mà họ có thể được hưởng với đúng số tiền mà bạn phải bỏ ra đó.

Có khá nhiều chủ nhà còn đồng ý trả tiền điện và thêm khoảng 1% tiền bảo dưỡng khu vực sử dụng chung này, nhưng cũng có những hợp đồng khi thuê toàn bộ thì sẽ bao trọn các chi phí sửa chữa.

Có vài đơn vị lại chỉ ký hợp đồng để cho thuê, bản thân họ chỉ trả tiền thuế tài sản cùng với tiền bảo dưỡng, bảo hiểm, lúc này tiền thuê cũng sẽ thấp hơn nên bạn cần lưu ý.

Những chú ý khi ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh phần 2

Đa phần những chủ doanh nghiệp đều phải quan tâm tới những điều khoản không có liên quan tới tiền nong, bao gồm chủ nhà yêu cầu tắt các thiết bị điện sau giờ làm hay không, có thể làm việc vào ngày nghỉ hay không, những điều khoản này sẽ khiến bạn gặp khá nhiều khó khăn khi có ý muốn làm thêm ngoài giờ.

3. Chú ý khi cho thuê lại và những quyền lợi được nhận

Trong trường hợp nếu bạn chỉ sử dụng có một phần không gian đã thuê hoặc bạn có ý định chuyển đi thì bạn có thể cho thuê lại mặt bằng kinh doanh mà bạn đang thuê và đang sử dụng, hay cho doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng mà bạn đang thuê, để làm được điều này thì bạn cũng cần nhận được sự cho phép từ người cho thuê.

Có khá nhiều hợp đồng cũng có quy định rõ những điều khoản này trong hợp đồng, bởi hầu hết chủ nhà đều muốn càng ít quyền sử dụng hợp pháp với địa điểm càng tốt, nên những trường hợp này bạn nên đảm bảo có thể rộng rãi hơn và đề phòng trước khi bạn muốn đổi địa điểm kinh doanh.

Những chú ý khi ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh phần 2

4. Tính toán rõ các chi phí đề phòng lạm phát

Khi muốn thuê một địa điểm kinh doanh nào đó, bản thân bạn cũng phải tính toán toàn bộ chi phí thật cẩn thận, việc tính toán rõ ràng những chi phí này sẽ giúp bạn đề phòng các trường hợp lạm phát có thể xảy ra.

Bạn cũng cần chú ý hơn với những khoản chi phí điều hành, cần phải tính toàn chính xác, có khá nhiều chủ nhà đất thường tính chi phí điều hành cao hơn tới 15% so với chi phí thực, vì vậy bạn cần quan tâm hơn tới vấn đề này để không gặp phải thiệt thòi.

Tình trạng cho thuê nhà đất để kinh doanh hiện nay rất sôi động, vì vậy bạn cần chú ý cẩn thận để tránh những nguy cơ thiệt hại ngoài ý muốn.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *