Trong một cuộc họp thẩm tra sơ bộ về sơ bộ sự án của luật quy hoạch, thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Thông đã nhấn mạnh rằng : tuy là quy hoạch nhiều nhưng chất lượng lại không xứng đáng với số tiền và nguồn lực bỏ ra.
Cần chấm dứt cơ chế xin – cho, tùy tiện, mâu thuẫn…
Trình bày ở tại cuộc họp , thứ trưởng bộ Bộ KH-ĐT ông Đặng Huy Đông đã cho biết thống kê cho thấy tới nay có hơn 18.000 quy hoạch các loại ở các cấp. Điều đáng nói hơn đó chính là việc : “quy hoạch nhiều nhưng chất lượng không xứng đáng với số tiền, nguồn lực bỏ ra". Khi quy hoạch lại không thể gắn liền với nhu cầu sử dụng cũng như là nguồn lực thực hiện thì sẽ gây nên sự lãng phí cho đất nước.
Theo như thứ trưởng thì nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên đó là quy hoạch đang tồn tại hàng loại các vấn đề như là không thống nhất , thiếu sự gắn kết và có nhiều vấn đề chồng chéo lên nhau làm giảm đi hiệu quả của sự quy hoạch. Sự thiếu gắn kết giữa các quy hoạc khi xử lý các vấn đề mang tính liên ngành và liên vùng diễn ra khá là phổ biến.
"Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội mang tính chính trị nhưng chỉ chú trọng xác định những chỉ tiêu, định hướng phát triển, chưa chú trọng tổ chức không gian lãnh thổ. Quy hoạch ngành thiếu tính tổng thể, xem nhẹ việc gắn kết ngành và lãnh thổ. Quy hoạch xây dựng vùng chủ yếu thiên về tính kỹ thuật, thiếu cơ sở xác định động lực cho sự phát triển. Quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian mà chỉ mới chú ý đến việc phân bổ các chỉ tiêu loại đất, thiếu gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch xây dựng vùng. Chính vì vậy trên cùng một mặt bằng lãnh thổ cả bốn quy hoạch này không liên kết, khớp nối với nhau” – ông Đông đã phân tích.
Không chỉ có vậy mà cả công tác tổ chức, thẩm đinh và sự phê duyệt về quy hoạch còn bị buông lỏng, chưa có sự xử lý kịp thời và cũng thiếu có sự kiên quyết trong chỉ đạo cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng như trên.
Về giải pháp thì thứ trưởng cũng cho rằng, để quy hoạch hiệu quả nhất thì hệ thống quy hoạch cũng phải luôn tuân thủ được các nguyên tắc từ cao xuống thấp, từ tổng thể cho tới chi tiết, quy hoạch địa phương phải tuân thủ các quy hoạch ở cấp quốc gia . Ngoài ra thì người đứng đầu ở trong xây dựng cũng cần phải phát huy hết vai trò của mình, thống nhất từ trung ương cho tới địa phương.
"Với dự luật này, hi vọng sẽ chấm dứt tình trạng xin – cho, tùy tiện, mâu thuẫn trong quy hoạch, để quy hoạch thực sự trở thành công cụ quản lý, tạo động lực cho đất nước phát triển" – ông Đông nói.
Quyết liệt loại bỏ tư duy nhiệm kỳ
Theo như nhận định của ông Võ Kim Cự thì ông đã cho rằng lâu nay thường hay có tình trạng là ngành cứ quy hoạch ngành, tỉnh cứ làm quy hoạch của tỉnh. Nghành không có sự liên kết với tỉnh rồi tỉnh cũng tùy tiện theo. Chính vì thế cho nên chúng ta cần phải có sự tổng kết sâu và toàn diện hơn ở từng ngành , địa phương rồi sau đó mới đưa ra kết luận cụ thể.
"Quy hoạch mà cứ 3 năm bổ sung, 5 năm điều chỉnh thì không được. Quy hoạch mà hỏng thì nguy hại lắm, phải gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch. Phải có chế tài, chứ anh phê duyệt rồi nghỉ là thôi. Sản phẩm quy hoạch phải khi triển khai mới biết tác dụng của nó, vì vậy phải gắn trách nhiệm đến cùng. Quy hoạch có thể kìm hãm đất nước, nhưng cũng là động lực để đất nước phát triển” – ông Cự đã đề xuất.
Để có thể khắc phục được tình trạng tùy tiện này thì phải nâng cao giá trị pháp lý cho công tác quy hoạch, phó chủ tịch hội đồng dân tộc mong muốn : “Cần đề cập rõ trách nhiệm của Nhà nước trong quy hoạch, bởi nó là công cụ quản lý của Nhà nước, chứ không thể nói là xã hội hóa quy hoạch” .